Khách đi tầu cần biết quy định bồi thường của EU: Ngành đường sắt Deutsche Bahn không bồi thường trễ tầu do ngoại cảnh 

Theo Luật EU cũng như của Đức, nếu một chuyến tàu bị muộn trên hai giờ, ngành đường sắt sẽ hoàn lại một nửa giá vé. Tuy nhiên, trên thực tế, hành khách có thể bị trắng tay trong một số trường hợp, bởi EU đã bổ sung điều kiện được bồi thường.

Mức bồi thường do tầu trễ

Nếu một chuyến tàu bị trễ hơn một giờ, hành khách có thể yêu cầu hoàn lại 25% giá vé. Nếu một chuyến tàu đến đích muộn hơn hai giờ, mức bồi thường tăng lên 50%. Điều này được quy định trong luật về chuyên chở hành khách của đường sắt. Một cảnh tượng quen thuộc trong các chuyến tàu IC hoặc ICE bị trễ là các tiếp viên tàu hỏa phát trực tiếp cho hành khách trên tầu bị trễ 2 mẫu đơn hướng dẫn đòi tiền bồi thường. Hành khách cũng có thể đòi bồi thường bằng cách sử dung DB App (Meine Reisen“/ „Weitere Aktionen“) trên máy tính hoặc điện thoại di động.

Ví dụ, trường hợp trễn tầu xảy ra vào giữa tháng Tư vừa qua, hàng trăm hành khách đi tầu từ Hamburg đến Berlin đã tính tới khoản bồi thường như vậy. Do đường tầu bị chặn giữa ga Altona và ga chính Hamburg, nhiều chuyến tàu IC, EC và ICE đến Berlin đã chậm trễ từ một đến hai tiếng rưỡi. Thông báo trễ tầu mỗi lần kéo dài thêm 20 phút nữa, càng có nhiều hành khách rút điện thoại di động ra hoặc nhận các mẫu đơn hướng dẫn.

Không hoàn lại tiền trong trường hợp do ngoại cảnh

Vài ngày sau sự kiện trễ tầu trên, hành khách nhận được thư từ đường sắt: Mặc dù tàu đến Berlin muộn 125 phút, Deutsche Bahn vẫn tiếp tục yêu cầu giữ nguyên giá vé đầy đủ và từ chối đơn yêu cầu bồi thường. Lý do có Quy định về quyền hành khách mới của EU, có hiệu lực từ mùa hè năm 2023 đã giới hạn quyền của hành khách. Theo đó, ngành đường sắt không còn phải bồi thường chậm trễ gây ra bởi những nguyên nhân khách quan không phải lỗi của ngành đường sắt. Ví dụ, đường ray đột ngột bị sự cố buộc cảnh sát phải phong tỏa cấm tầu đi qua. Theo ngành đường sắt, họ sẽ không được bồi thường cho những sự chậm trễ do trộm cáp điện gây ra, cũng như nếu những người hâm mộ bóng đá tập trung tại nhà ga chặn lối ra trong thời gian dài hơn ở mỗi điểm dừng.

Đối với hành khách, quy định mới có nghĩa là: Nếu trông thấy, hoặc nghe thấy thông báo tại nhà ga, như tầu trễ do đường ray bị chặn, hoặc cảnh sát đang phong tỏa, hay nhà ga bị hành khách chặn thì có nghĩa hành khách bị trễ tầu sẽ không được bồi thường.

Phương án lựa chọn

Trong một số trường hợp, sẽ hợp lý hơn nếu hành khách không di tiếp và đòi hoàn lại tiền vé. Bởi chỉ có cơ hội hoàn lại một phần 25 hoặc 50 % khi đã lên tầu, nếu sự chậm trễ là do trục trặc kỹ thuật hoặc đường sắt đình công.

Chỉ bồi thường trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt mức độ "bình thường"

Khi nói đến thời tiết khắc nghiệt, quy định sửa đổi của EU (trong Điều 19) cũng đã mở ra cho các công ty vận tải đường sắt các tình huống từ chối bồi thường. Trong trường hợp chậm trễ do "bão thông thường" như bão, mưa lớn hoặc lũ lụt, Deutsche Bahn sẽ tiếp tục trả khoản bồi thường như luật định. Tình hình sẽ khác nếu cơn bão phát triển thành một "sự kiện đặc biệt" (chẳng hạn như thiên tai). Trong trường hợp như vậy, quyền bồi thường theo luật định cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, Deutsche Bahn thường hứa sẽ xem xét kỹ từng trường hợp riêng lẻ. Lý do: Trong nhiều trường hợp, vẫn chưa được xác định chắc chắn nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, bất kỳ hành khách nào thấy chưa yên tâm với sự từ chối bồi thường tại chỗ của tiếp viên đường sắt thì cứ nộp đơn đề nghị bồi thường.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang